1.
Khêu gợi sự tò mò
Bạn
hãy làm sao để tên công ty không những mang lại ấn tượng dễ chịu mà còn kích gợi
trí tò mò của mọi người. Ví dụ, một nhà xuất bản mang tên “Quả cam tím”, trong
cụm từ này chứa yếu tố bất ngờ vì chứa đựng mâu thuẫn. Trong tự nhiên, chỉ có
cam xanh, cam vàng, vậy khi nghe thấy cái tên này, trong tiềm thức của mọi người
sẽ xuất hiện câu hỏi: “Tại sao cam lại tím? Đây là loại quả gì vậy?”. Và kết quả
là họ sẽ tìm cách tiếp cận công ty để thỏa mãn trí tò mò một cách vô ý
thức.
2.
Hướng tới thị hiếu của các khách hàng
Trước
khi quyết định lựa chọn một cái tên nào đó, bạn cần phải hình dung ra trong đầu
chân dung các khách hàng tiềm năng của mình. Một cái tên thích hợp với lứa tuổi
trẻ hoàn toàn có thể gây phản cảm đối với những người già và bảo thủ. Ví dụ, các
thanh thiếu niên sẽ bị hút vào cửa hàng mang tên “Người lữ hành kỳ dị”, nhưng
với phần đông những người về hưu thì họ không thấy hứng thú với những cái tên
như vậy. Hay ngược lại, những cái tên chiếm cảm tình của người đứng tuổi như
“Gia đình”, “Ấm cúng” ít có tác động đến tầng lớp thanh niên. Hoặc những người
giàu có thường có cảm tình với những công ty mang cái tên gợi liên tưởng đến sự
cao sang.
3.
Thêm một chút hài hước
Đôi
khi sẽ rất có ích nếu bạn hài hước đôi chút. Các khách hàng thường đánh giá cao
điều này, và công việc kinh doanh của bạn nhờ đó mà được quảng cáo miễn phí. Tuy
nhiên, khi nghĩ một cái tên hài hước, thì quan trọng nhất là bạn đừng đi quá
giới hạn, vì có thể dẫn đến trường hợp làm cho các khách hàng tiềm năng coi
thường bạn. Có thể họ vẫn phá lên cười nhưng họ sẽ mua hàng ở đối thủ cạnh tranh
của bạn.
4.
Ngắn gọn
Nhìn
chung, tên thương hiệu càng ngắn càng tốt ví dụ như Nike, Rolex, Google. Tên
thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ.
5.
Dễ đọc
Phương
pháp truyền miệng là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất để xây dựng một tên
thương hiệu. Những người bạn, gia đình, những người hàng xóm, những đồng nghiệp
nói cho bạn về một thương hiệu mới sẽ có sức mạnh hơn là bạn xem những quảng cáo
về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên
thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Một tên thương hiệu khó phát âm sẽ là một thảm họa
cho sản phẩm đó.
6.
Dễ đánh vần
Một
tên thương hiệu dễ đọc thường dễ đánh vần. Nhưng không phải mọi trường hợp đều
như vậy. Khi tên thương hiệu kết hợp giữa những chữ cái và con số hay thêm vào
những biểu tượng có thể làm cho tên thương hiệu khó đánh vần. Trong thời đại
Internet ngày nay, nếu khách hàng không đánh vần được thương hiệu của bạn thì họ
rất khó có thể vào trang web của bạn. Các cổng internet thì quên mất việc chuyển
thư đi khi địa chỉ của thương hiệu đó bị đánh sai.
7.
Tên không có ý nghĩa
Có
thể chọn một cái tên truyền cảm và dễ nhớ mà không cần sử dụng những từ ngữ trực
tiếp miêu tả lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ví dụ, từ «Kodak», được nghĩ ra từ
năm 1988 đến nay nhưng vẫn được coi là một trong những tên thương hiệu thành
công nhất. Người sáng lập ra Kodak đã đặt ra những tiêu chí sau khi đặt tên cho
công ty của mình: ngắn; không có bất cứ một ý nghĩa nào; ân thanh rõ và khó
xuyên tạc. Và Kodak chính là tổng hợp của những yếu tố đó.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHONG THỦY ỨNG DỤNG
Phòng Ứng dụng Phong Thủy Kinh Dịch vào cuộc sống
Hotline: 0705.386.386