Chọn sim đẹp theo đầu số di động


Phong thủy luận

Tìm hiểu Thuật ngữ trong Phong Thủy
1/ Long Mạch & Âm Dương Hình-Khí

Long là khí mạch của đất . Trên mặt đất có rất nhiều sông lớn sông nhỏ, kinh , lạch , suối ,thác , ghềnh ...sự di động của nguồn nước ở những nơi nầy tạo nên một " khí lực " tương ứng, mà khoa phong thuỷ gọi là Khí mạch hay còn gọi là Long mạch.
Dạng khí mạch hay Long mạch nầy chia ra làm hai phần : Dương khí và Âm khí .
Dương khí : là dạng khí phù, khí cạn nằm sát mặt đất hay trôi nổi trên bề mặt của đất hay những nơi trũng thấp, Khí dương thì động mà hình thì lại nhu mì không cương mãnh, như vùng đồng bằng hay vùng sông nước, như miền Nam VN .
Âm khí : là dạng khí trầm, nằm sâu trong lòng đất , thường tích tụ ở những nơicó thế đất cao, gò , đồi núi ..Khí âm thì tỉnh mà hình thì lại cương cường .như miền bắc VN .
Long gồm có Đại cán Long, là những con sông lớn xuất phát từ lãnh thổ của nước nầy chạy sang nước khác lân cận như sông Cữu Long, sông Hồng ...
Cán Long là những nhánh của các con sông lớn như sông Tiền sông hậu ..sông Cổ Chiên ...
Chi Long là những con sông nhỏ ở địa phương , hay những mương , lạch ..
* Long mạch mà có hình dáng cao vút thì gọi là Cao Lũng . Cao Lũng thì nhấp nhô lên xuống, trạng thái hiển lộ rõ ràng .
*Long mạch mà có trạng thái tiến hành chậm rãi thì gọi là Bình cương . Bình cương thì ít nhấp nhô, đi một bước dừng một bước .
* Long mạch tản mát trên bình nguyên thì gọi là Bình chi. Bình chi thì nối tiếp liên tục trãi rộng hầu như không trông rõ.
Tất cả những trạng thái trên đều thể hiện qua hình dáng của thế núi và thế đất .Sự lên xuống nhấp nhô, sự cao vút sừng sửng của núi, sự dàn trải mênh mông ở đồng bằng, sự thoai thỏai khoan thai của đồi núi, hay sư gập ghềnh uốn khúc của dòng thác... đều là những biểu tượng của Long mạch. Tất cả những điều này được tóm gọn trong câu :

Tính của Dương là Phù, là Động, là đi lên. Tính của Âm là Trầm, là Thuận, là đi xuống. Âm Dương hai Khí một động, một tĩnh, giao cảm biến hóa khôn cùng, tác động toàn khắp tạo thành Hình Thể của núi đồi, bình nguyên, sông ngòi, biển cả. Hình và Khí thì hoàn toàn không thể tách rời được nhau nhưng lại hoàn toàn khác biệt. Khí thì dựa vào Tượng để thành Hình mà Hình thì để thể hiện Khí, vì vậy muốn biết Khí thì buộc phải dựa vào Hình.

2/ Sơn mạch :

Theo nguyên tắc cấu tạo trên địa hình thì các con sông , suối, muơng hay lạch đều có một điểm chung đó là xuất phát từ núi và đồi . sông lớn thì từ núi lớn sông nhỏ thì từ những đồi núi nhỏ hơn, nên sơn mạch là tổ phụ tổ tông của Long mạch. Tóm lại sơn mạch là Phụ Mẫu của Long mạch .

3/ Hữu tình và Vô tình

Hữu là có vô là không . Tình là tình cảm, là tình nghĩa là ...nợ nần với nhau là một cái gì tuy vô hình nhưng rất nặng ...

Khi nước " có tình " thì không muốn rời xa ra đi rồi mà vẫn còn dang tay ôm vòng trở lại :
" Cùng ngoảnh lại mà cùng không thấy ,
Thấy xa xa xanh ngắt ngàn dâu...
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai..."...

Nhưng Nước vô tình thì nước quay đi không hề nhìn lại lưu luyến !!
Hai bên Long Hổ phải ôm lấy địa điểm cư trú. Nước đằng trước cũng phải có tình . Nước có tình là nước chảy ôm vòng trở lại chứ không quay đi. Nước vô tình là nước quay lưng chảy thẳng.......

Nước có 5 dạng xấu . Gọi là Ngũ Hung của nước:

- Bạo là nước chảy ào ạt.
- Liêu là nước chảy lênh láng.
- Trọc là nước đục ngầu.
- Lại là nước chảy xiết.
- Than là nước chảy xối xã.

Núi cũng có 5 dạng xấu của núi. Gọi là Ngũ Hung của núi:
- Đồng là núi trọc.
- Đoạn là núi đứt.
- Thạch là núi đá.
- Quá là núi vượt quá hình thể
- Độc là núi đơn côi.

Ngoài quan niệm Khí, nước chính là hình ảnh của các dòng sông. Ngày xưa, nước uống nuôi sống con người, tạo thức ăn thủy sản và sông ngòi thì còn là phương tiện chính để di chuyển .Bởi thế, sau này các nhà phong thủy đã xem con đường mang một phần tính chất của giòng sông trong sự chuyển động của khí là vì vậy.

Chữ MẠCH theo nguyên nghĩa có thể hiểu là:

1- Chữ Mạch một bên là chữ Huyết (血) một bên là chữ Phái ( 派) là ngành, là chi phái nhánh), ý nói rằng mạch là một nhánh của huyết, ở trong đó, huyết lưu thông.
2- Một bên là chữ Huyết (血) một bên là chữ Vĩnh ( 永 ) là lâu dài, ý nói có mạch thì có thể còn sống lâu dài (mất mạch, mạch không đập nữa là chết).
3- Một bên là chữ Nhục (肉 ) một bên là chữ (永 ) là lâu dài, ý nói có mạch thì sống lâu (không còn mạch thì chết).
Như vậy, theo YHCT, mạch là biểu hiện của Khí, Huyết, lưu hành ngày đêm khắp cả cơ thể con người.Mà con người là một tiểu vũ trụ, trong cơ thể con người cũng do KHÍ & MẠCH vận hành đem lại sự sống còn ."
Trong khoa Địa Lý :
Phong là gió, Gió là thể KHÍ ở trên Trởi , thuộc Thiên . Thủy là nước ở trên hay tụ thành MẠCH ngầm dưới đất, thuộc Địa.
" Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính là Nước vậy " - Bài Hình và Khí của Thầy Quảng Đức -
.Gió và nước là hai yếu tố riệng biệt nhưng không thể tách rời nhau và có một ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của con người. Gió có thể đem lại sinh khí đất đai mầu mở cho một nhà, hay một địa phương ...nhưng cũng có thể thổi tan hay tán đi làm cho nơi đó tiêu tan sinh lực mà trở thành cằn cõi hay hoang vu lạnh lẻo. Trong khoa địa lý, Khí là GIÓ, là vật thể vô hình nhưng hiện hữu, cũng có có nghĩa là sinh khí là sức sống của vũ trụ. Sinh lực tràn đầy mà không thấy được thì gọi là KHÍ. Sinh lực tràn đầy mà có thể thấy được thì gọi là NƯỚC hay còn gọi là MẠCH .
Trong địa lý âm hay dương trạch, tìm hiểu về Long Mạch cũng là tìm hiểu về KHÍ VÀ NƯỚC .
Trong vũ trụ thiên nhiên, hệ thống sông ngòi, kinh rạch, ao, hồ, biển cả ... là nước, là MẠCH của đất hay của quả địa cầu .
1/ Sơn, Hướng : Từ trong tâm nhà nhìn ra, đặt La Bàn để nhận định hay hướng mắt nhìn thẳng đến phía trước, nhà ở phương nào thì đó là HƯỚNG nhà . Đối diện với Hướng là SƠN. Sơn đây không mang nghĩa là núi, mà ý nói phía sau nhà là toạ của nhà , phải được vững chải như núi,hay phải tựa vào núi thì nhà mới tốt .Ở thành thị một ngôi ngà cao tầng,một cây đại thụ, hay ít ra là một căn nhà cao hơn to hơn nhà mình đã được xem là núi .

2/ Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước là :

TỨ LINH TRONG PHONG THUỶ
.

Tứ Linh là một thuật ngữ đặc biệt, lấy từ trong môn Tử Vi, ( Long, Hổ,Qui, Phượng ) là 4 linh vật dùng để kết hợp với La Bàn, tượng trưng cho 4 hướng, bốn phương, và bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông .
* Thanh Long: bên tay trái của nhà ( từ tâm nhà nhìn ra ) , thuộc phương Đông, hành mộc, mùa Xuân. Dương tính .
* Bạch Hổ: Bên tay Phải của nhà ( từ tâm nhà nhìn ra ) thuộc phướng Tây, mùa Thu, hành kim, âm tính .
* Chu Tước ( hay Hồng Phượng ) : là mặt tiền,( là lối đi vào nhà ),hành hoả, thuộc phương Nam, dương tính .
* Hắc Qui : mặt Hậu của nhà, thuộc phương Bắc,hành thuỷ, âm tính .

Theo quan niệm về Phong thuỷ thuộc phái Loan Đầu, một căn nhà tốt là phải có 4 biểu tượng Tứ Linh rõ ràng và phân minh, và thường được chú trọng áp dụng trong những ngôi nhà có hướng nhìn về phương Nam. Nếu không đủ 4 thì cần phải có được ba, ít nhất thì phải có Thanh Long - hay Bạch Hổ, Biểu tượng hàng đầu không thể thiếu .
* Long và Hổ luôn luôn theo nhau như bóng với hình, như la Bàn phải có cực Bắc và Cực Nam . Do đó, nếu có Long thì sẽ có Hổ và ngược lại, dù rằng trên thực tế chúng ta không nhìn thấy yếu tố thứ 2 nầy và đây cũng là một hình thức " Vô Tình," Long và Hổ không ôm vòng ngôi nhà .
Khi nào tay trái ngôi nhà có ngọn đồi hay núi, hay ngôi nhà lầu cao hơn nhà mình, tay phải cũng có một cái tương ứng như vậy thì rõ ràng đây là ngôi nhà được " hữu tình " Long -Hổ ôm nhau và ngôi nhà nằm trong vòng ôm đó .
* Long Hổ gần nhau thì gọi là " Long Hổ Lồng nhau "
* và càng hay khi hình dáng của Long và Hổ nổi bậc, rõ nét trên nền trời .
* và cũng thật là tai hại khi việc xây dựng phá hủy đi Long tượng .

Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp Tứ Linh qua bốn hình tượng :" Long Lân Qui Phượng " Và trong Dịa Lý Dương Trạch, Thầy mình dùng Thanh Long,Bạch Hổ, Chu tước và Huyền Võ và Thầy dạy là :

Phía sau là Núi gọi là huyền Võ
Bên trái là Thanh Long
Bên tay Phải là Bạch Hổ
và trước mặt là Chu Tước .
Huyền Võ cần phải cao và dầy để ngăn được gió . Phải và trái phải đủ kín để che chắn hai bên hông, Nghĩa là : chổ cư trú cần phải vững chắc gần y như ghế dựa .
HÌNH và KHÍ

Khí thì dựa vào tượng để thành hình và Hình thì để thể hiện Khí. Hình và Khí hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể tách rời được nhau. Muốn biết Khí thì phải dựa vào Hình.

Thế nhưng mấy ai rõ biết?

Hãy quan sát núi non trùng trùng, điệp điệp ở phương Bắc và bình nguyên rộng lớn trãi dài ở phương Nam. Phương Bắc lạnh lẽo, âm khí thì nhiều. Phương Nam nắng ấm dương khí cùng khắp. Âm thì lạnh, tỉnh. Dương thì nóng, động. Khí Âm thì Trầm, Khí Dương thì Phù.

ÂM DƯƠNG
Bắc Nam
Lạnh Nóng
Tĩnh Động
Trầm Phù

Càng về Phương Bắc Âm khí càng lớn thì núi non càng hùng vĩ, càng về Phương Nam, Dương khí càng nhiều thì núi non càng hiếm, đất đai bằng phẳng. Khí âm thì nhu, trầm nhưng Hình thì cương cường bạo liệt. Khí Dương thì cương, phù, nhưng Hình thì nhu mì bằng phẳng.

Phong là Gió, là nộ khí của trời đất. Gió càng lớn thí Âm khí càng nhiều. Sấm thuộc Dương khí cho nên mổi khi thấy Sấm động thì Bão sắp dứt. Có phải là Âm khí của Bão bị Dương đánh tan hay không? Bởi thế, càng ở chổ cao, thì gió càng lớn. Ở Phương Bắc, Âm khí thì nhiều mà khí Dương thì thường yếu kém không đủ, cho nên hình thể là núi non trùng điệp, cương cường. Ở phương Nam khí Dương thì nhiều, khí Âm thì yếu kém không đủ, cho nên hình thể bằng phẳng nhu mì.

Lê quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thêm: Ở Phương Bắc, trời tiết chưa rét lắm mà Nước đã đông đặc thành băng, bởi lẽ khí Dương qúa yếu kém không đủ để lấn át khí Âm. Ở phương Nam, Dương khí thì nhiều lấn át khí Âm, khí âm thường tan biến phía dưới, cho nên nước không thể đông đặc đóng thành băng được.

Hình và Khí như vậy là đã rõ

Những nơi Âm khí nhiều thì Hình cương cường bạo liệt. Những nơi Dương khí nhiều thì Hình nhu mì bằng phẳng.

Trời thuộc Dương cho nên Hình thì động mà Khí thì tỉnh.

Đất thuộc Âm cho nên Hình thì tĩnh mà Khí thì động.

Dịch lấy Âm Dương hai khí làm trọng. Trong Âm phải có Dương, trong Dương phải có Âm. Có Âm hay có Dương thì không thể tồn tại. Phong Thủy thì coi trọng Hình thể. Núi non cương mãnh thì Dụng là Dương nhưng cái Thể là Âm. Bình nguyên rộng khắp, nhu mì thì Dụng là Âm nhưng cái Thể là Dương. Rõ ràng Âm Dương, Hình và Khí hoàn toàn vẫn không thể tách rời được nhau.

Hãy nhìn kỹ bàn tay xấp ngửa để hình dung. Bàn tay xấp thuộc Âm nhưng Hình thì gồ ghề, dáng cương mãnh hiển lộ, rõ ràng không chút ẩn giấu. Bàn tay ngửa thuộc Dương nhưng Hình thì bằng phẳng nhu mì, mềm mại………..

Hoặc cũng có thể hình dung trạng thái của Nước. Âm khí nhiều thì nước vón cục thành đá cứng nhắc, Dương khí nhiều thì nước nhu mì, uyển động.

A Lý Toàn Thư của Lê Bá Oân có ghi lại phần giải đáp giữa Dương Quân Tùng và Sư Nhất Hạnh.

Tăng hỏi: Âm là gì? Dương là gì?

Dương công đáp: Hai chữ Âm Dương là cốt lỏi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Dương khí có hình dạng lõm (OA), Âm Khí có hình dạng lồi (ĐỘT). Âm biến thì hóa thành Dương, Dương biến thì hóa thành Âm. Nếu Dương long đến thì Âm thụ huyệt. Nếu Âm long đến thì Dương thụ huyệt hay Âm lai thì Dương thụ, Dương lai thì âm thụ. Âm Dương, Hình, Khí, đạo lý của tạo hóa là như vậy.

Lại hỏi: Âm lai Dương thụ là gì?

Dương công đáp: Mạch có sóng lưng, khi tiến nhập vào chổ huyệt có chổ lõm thì gọi là Âm lai Dương thụ.

Lại hỏi: Dương lai Âm thụ là gì?

Dương công đáp: Thế đến của Mạch tương đối bình hòa, chổ lồi chính là chổ nhập huyệt. Thì gọi là Dương lai Âm thụ.

Họ Trúc giải thích thêm: Phàm là địa hình có thể thụ huyệt, nếu giống OA (lõm), KIỀM (kẹp), PHỆ (mở ra) tinh khí xuất ra bên ngoài ắt thành Dương. Nếu giống NHŨ (lồi), PHỦ (vòng lên), ĐỘT (nhô lên), tinh khí đọng lại bên trong ắt thành ÂM.

Trong OA (lõm) có chổ ĐỘT (nhô lên) như vậy gọi là Dương lai Âm thụ.

Phần đầu của NHỦ (chỗ lồi) có OA (chỗ lõm) như vậy gọi là Âm lai Dương thụ.

Dương Mậu Thúc trong Thai Phục Luận viết: Thai Phục là thư, hùng song long. Thai sinh trước hòa hợp với Dương mà sinh Thư. Tinh thần của nó chiếu lên trên. Phục sinh sau, hòa hợp với ÂM mà thành Hùng. Tinh thần của nó chiếu xuống. Nghênh lên cao thì thành Dương. Phủ xuống dưới thấp thì thành Âm.

Lưu Đôn Tố viết: Âm là cường, Dương là nhược. Nhược gần Cường mà sinh thành vạn vật. Âm tính thì cương kình, Dương tính thì nhu hòa.

Lại viết: Dương lấy Âm làm bản tính. Âm lấy Dương làm hình thể. Chủ của Động là Tỉnh, chủ của Tỉnh là Thể. Ở trên trời thì Dương động mà Âm thì tỉnh. Ở dưới đất thì Dương tỉnh mà Âm thì động. Bản tính vì có hình thể mới Tỉnh. Hình thể vì có bản tính mới động.

Núi non hùng vĩ cương cường tính Âm thì lấy chỗ Dương làm trọng. Đồng bằng nhu mì bằng phẳng tính Dương thì lấy Âm làm trọng. Chỗ nhỏ thì làm nơi mộ táng, lớn hơn thì làm nhà ở, lớn hơn nửa thì làm châu quận, tỉnh thành....Biết như thế để có thể giải thích tại sao người xưa ví Núi như Long là con Rồng trong thần thoại. Núi bản chất yên tĩnh thì trọng ở chổ Động. Ví Núi như Long là nhìn núi như con Rồng đang sống, nghĩa là đang có sinh lực dồi dào. Cũng từ quan niệm đó mà các nhà Phong Thủy phân biệt đâu là Sinh Long, đâu là Tử Long. Tử Long là dãy núi thẳng đơ, cứng nhắc như chết. Sinh Long là dãy núi uốn khúc nhấp nhô, lên xuống, sống động....... Nước thì bắt nguồn từ trên Núi cao cho nên nói. Núi là mẹ của Nước hay nói ở đâu có Nước, ở đó có Khí là vì muốn đề cập đến Sinh Long là vậy.

(Một số nhà Phong Thủy cho rằng những nơi ruộng lúa bao la, xanh ngát, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể thấy rõ những làn sóng nhấp nhô sống động tạo thành lườn y như những vẩy Rồng sinh động.)

Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính lá Nước vậy.
Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi giải thích tiếp:

Hai chữ Âm Dương rất khó làm rõ. Mấy ai hay biết cái tính của tạo hóa trong đó ! Âm nhũ giống như dương vật của người nam. Dương oa giống như sản môn của người nữ. Nếu giống như Âm nhũ của người nam thì không được làm tổn thương phần đầu. Nếu giống như Dương oa của người nữ thì không được làm hỏng hai môi...

Một không thể sinh ra sự vật mà cần phải có hai. Trường hợp hình thể và khí thế của Long Mạch chạy đến giống như sóng kiếm, như lưng bàn tay úp thì gọi là cô Âm, nếu như bàn tay ngửa thì gọi là độc Dương. Âm Dương cần tương giao với nhau (Giao hợp) nêú không thì y như người Nam không vợ, người Nữ không chồng thì làm sao sinh sôi nảy nở?

Trong Âm phải cầu Dương, trong Dương phải cầu Âm. Âm và Dương cầu giao với nhau mới không bị tuyệt diệt, đất lớn do đó mới được sản sinh.

Cùng một cách nhìn khác của các nhà Phong Thủy thì cao là Âm, thấp là Dương. Địa thế cao vút là Âm. Bằng phẳng, tròn trịa là Dương. Phủ xuống là Âm, ngưỡng diện là Dương. Vật có Mũi Nhọn là Âm, vật có chổ Lõm xuống là Dương.

Trường hợp địa thế trải dài bằng phẳng, không thấy xuất hiện chổ nhô lên nghĩa là không thấy có Âm, nhưng lại thấy xuất hiện các dòng nước hội hợp, tức là đã có Âm tồn tại. Trường hợp này được gọi là trường hợp xảo diệu, địa thế quý vô cùng.

Quan sát thực tế ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm. Chính giữa đêm giờ Tý, Âm hoàn toàn làm chủ thì Dương bắt đầu xuất hiện. Giữa trưa đứng bóng giờ Ngọ, Dương hoàn toàn làm chủ thì Âm bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ thế Dịch cho rằng Dương xuất từ Tý, Âm xuất từ Ngọ. Hoặc nói: Gốc của Âm ở trong Dương, gốc của Dương ở trong Âm là vậy.

Âm Mạch thì phải trên nhỏ mà dưới lớn. Dương Mạch thì phải trên lớn dưới nhỏ. Do vậy mỗi khi Dương thở ra khí, vạn vật sinh ra. Một khi Âm hít khí vào thì vạn vật sinh thành.

Đọc lại Địa Lý Bí Truyền của Tả Ao:
. . . . . . . . . .
Mạch có Mạch Âm Mạch Dương,
Mạch nhược, Mạch cường, Mạch tử, Mạch sinh,
Sơn cước Mạch đi rành rành,
Bình dương Mạch lẩn, nhân tình không thông
Có Mạch qua ao, qua sông
Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non. . . . . . .

Đồng bằng Mạch đị thấp nên gọi là Mạch Dương. Sơn cước Mạch đi theo đồi núi cao lớn nên gọi là Mạch Âm. Lại thêm 4 yếu tố để phân định:
- Mạch Cường: Là thế mạch hùng vĩ, cương cường.
- Mạch Nhược: Là thế Mạch thanh nhã, dịu dàng.
- Mạch Sinh: Thế Mạch đi rất sống động như con thú đang quay đầu, vẫy đuôi.
- Mạch Tử: Thế Mạch đi ngay đơ như cán cuốc

Về Cao Thấp thì trên sơn cước thấp một thước cũng gọi là thấp. Ở bình dương cao một tấc cũng gọi là cao.

Âm Dương Hình Khí, Cụ Tả Ao tóm gọn trong hai câu dễ nhớ:

Âm là gò đóng, đất ghềnh
Dương là ruộng phẳng, đất bằng như lai.

NGŨ HÀNH cũng phân biện Âm Dương, Hình và Thể. Ngoài hành Thổ trung ương, 4 hành khác là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa. Mỗi vị trí gọi là mỗi Cuộc Long. Đứng trên vị trí xây dựng, nhà ở hoặc mộ táng, nhìn thẳng góc với dòng nước chảy gần nhất, quan sát thấy dòng chảy của Nước từ TRÁI sang PHẢI, thuận theo kim đồng hồ thì KHÍ ở đó là KHÍ DƯƠNG.

Ngược lại nếu dòng chảy của Nước từ PHẢI sang TRÁI thì Khí ở đó là KHÍ ÂM. (Cũng cần nhắc lại Âm Khí thì tìm Dương. Dương khí thì tìm Âm. Bình nguyên thấp một tấc cũng có thể là Dương, cao một tấc cũng có thể là Âm)

1/ KIM cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng ĐÔNG. Nghĩa là giòng chảy từ hướng TÂY đến. Hướng TÂY hành KIM nên gọi là: TÂY LONG hay KIM CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương KIM trường sinh tại TỴ (Đông Nam). Vượng tại Dậu (Tây) và Mộ tại SỬU ( Đông Bắc). Tràng Sinh,Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí TAM HỢP Tỵ Dậu Sửu tao thành Kim cuộc.
Âm Kim trường sinh tại DẬU (Tây), Vượng tại TỴ (Đông Nam) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc).

Nước chảy về Phương nào thì phương đó là phương Mộ khố.

Hình KIM thì TRÒN. Âm Kim phải có dạng TRÒN, đứng, cao hoặc LỒI. Dương Kim phải có dạng TRÒN nằm, phẳng hoặc LÕM.
Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì KIM vượng có thể Sinh THỦY. Thủy thì có Hình nhấp nhô sóng nước.

Nhớ lại là Nơi Âm thì đi tìm Dương. Nơi Dương thì đi tìm Âm. Hình củaÂm thì Lồi, Hình của Dương thì Lõm. Vị trí Tốt thường được chọn để xây nhà cửa là Vị trí Trường Sinh hoặc Đế Vượng.
Trường Sinh như cây mới nụ, cần thời gian mới trổ trái ra hoa. Đế Vượng thì như Hoa nỡ rộ, sau đế vượng thì SUY, BỆNH, TỬ. . . .
Vì thế về lâu dài thì trọng Trường Sinh. Mau chóng thì chọn Đế vượng.

2/ MỘC cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng TÂY. Nghĩa là giòng chảy từ hướng ĐÔNG đến. Hướng ĐÔNG hành MỘC nên gọi là: ĐÔNG LONG hay MỘC CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ vòng Tràng Sinh, Dương Mộc tràng sinh tại HỢI ( Tây Bắc). Vượng tai MÃO ( Đông) và Mộ tại MÙI ( Tây Nam ). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc cuộc.
Âm Mộc tràng sinh tại Mão. Vượng tại Hợi và Mộ tại Mùi.
Hình Mộc thì DÀI. Âm Mộc phải có dạng Dài, Đứng, Cao. Dương Mộc phải có dạng Nằm, Dài và thẳng.

Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Mộc vượng có thể đi sinh Hỏa. Hỏa thì có hình Nhọn nhấp nhô.

3/ THỦY cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng NAM. Nghĩa là giòng chảy từ hướng BẮC đến. Hướng BẮC hành THỦY nên gọi là: BẮC LONG hay THỦY CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương THỦY trường sinh tại THÂN (Tây Nam),Vượng tại TÝ ( Bắc) và Mộ tại THÌN ( Đông Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn ở vị trí TAM HỢP Thân Tý Thìn tạo thành Thủy cuộc.
Âm thủy tràng sinh tại Tý ( Bắc). Vượng tại Thân ( Tây Nam ) và Mộ tại Thìn ( Đông Nam).
Hình THỦY thì nhấp nhô sóng nước. Âm Thủy phải có dạng Đứng, cao. Dương Thủy phải có dạng Nằm hoặc Lõm.
Nếu thấy hình và khí không được chính, thì phải quan sát thêm là vì Thủy Vượng có thể đi sinh Mộc. Mộc thì có Hình thẳng và dài.

4/ HỎA cuộc:
Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG.
Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM.
Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần ( Đông Bắc). Vượng tại NGỌ ( Nam ) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc
Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ ( Nam ), vượng tại Dần ( Đông Bắc) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc).
Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố.
Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Dương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh.
Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ. Thổ thì có hình Vuông vức.

( Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHONG THỦY ỨNG DỤNG

Phòng Ứng dụng Phong Thủy Kinh Dịch vào cuộc sống

Hotline: 0705.386.386
Các bài viết khác:
TIN TỨC NNG

MobiFone được cấp thêm thuê bao 10 số 0901xxxxxx, 0931xxxxxx
TTCN – Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT đã đồng ý cấp thêm dải số 1 cho 2 đầu số 090 và 093 cho MobiFone. Như vậy, MobiFone sẽ có thêm 2 triệu số 10 số là 0901 và 0931. Chi tiết

Bài viết nhiều người đọc
Hỗ Trợ Trực Tuyến
HÀ NỘI
0982.850.850
TP.HCM
0705.386.386
Tư vấn Phong Thủy
0368.570.570
TÌM KIẾM nâng cao
 SIM PHONG THỦY CHỌN LỌC
---o0o----
Lộc phát tài vĩnh cửu
0982.850.850 
Vĩnh cửu
Lộc Phát Tài
Giá 26,8tr

............
GIẢM GIÁ TRONG NGÀY

0705.386.386 | 22 tr

07768 76888 | 5.5 tr

0787 356 888 | 6,6 tr


---o0o----
CHỌN LỌC SIM HỢP TUỔI
Sim Phong Thủy giá Rẻ
đã được phân tích kỹ lưỡng
rất tốt cho người sử dụng.
Giá chỉ áp dụng cho dịp KM
----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0789.190.999  | 8.600.000
Giá áp dụng đến hết 16h hôm nay
Sim hợp tuổi
Xem Phong Thủy: 10/10

----o0o----
Sim Số Đẹp Viettel
0915.139.083  | 1,2tr
Sim hợp Mạng KIM


----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0368.570.570  | 6,8tr 
Sim hợp Mạng Thủy

----o0o----

---------------
Sảnh rồng Mobi
0705.566.568 | 1.05 triệu
Sim hợp Tuổi

Mobifone
KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT 10/5

0787.356.888 ->5,3tr
07768.7.6888 ->5,6tr
0789.190.999 ->8,6tr
0705.566.568 ->1,05tr
0706.55.68.79 ->770k

-------------------
Quý khách muốn Sở hữu
Sim Số Đẹp hợp Mệnh?
hãy Nhắn tin theo cú pháp
Họ tên, ngày, tháng năm sinh (DL), giới tính
Gửi tới: 0927.785.785
----------
CÁC LOẠI SIM 10 SỐ ĐẸP
Sim Số Đẹp đuôi: 6688
Số Đẹp đuôi: 6868
Sim Số đuôi 1368
Số đẹp 6886
Sim đẹp đuôi 8668
Sim số đuôi 6668
Số Sim đuôi 8886
Sim số đẹp 8866
Sim Thần Tài 7979
Số Thần Tài 7799
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

Tổng số sim: 283.955 sim

Đang online: 8 khách

Hôm nay :432 Lượt truy cập

Tổng truy cập:12,184,735


TRUNG TÂM SIM PHONG THỦY VIỆT NAM

Địa chỉ giao dịch
- 630/68 Đường Láng, Phường Láng Hạ, Hà Nội
- Chung cư Quân Đội (K26) 468 Phan Văn Trị , P.7, QGò Vấp, Tp.HCM
- Email: simhoptuoi@gmail.com
Điện thoại liên hệ:

Hà Nội 0982.850.850
TP. HCM0368.570.570

Kiến thức Phong Thủy trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Khi áp dụng cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Chuyên gia.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào do tự ý áp dụng theo các thông tin trên một cách bừa bãi.