Chọn sim đẹp theo đầu số di động


Phong thủy luận

Phân biệt Phong Thủy và Thuật Phong Thủy
Trước hết cẩn phân biệt phong thuỷ với “thuật phong thuỷ”. Phong là gió, thuỷ là nước. Phong thuỷ thường dùng để chỉ các vùng đất có địa hình tốt hoặc có phong cảnh đẹp. Nhưng Phong thuỷ mà người Trung Hoa gọi là feng-sui, còn là “thuật phong thuỷ”, tức là lý luận và thực hành phong thuỷ. Từ đó suy ra phong thuỷ là sự tồn tại khách quan của cảnh vật tự nhiên còn thuật phong thuỷ là tác động chủ quan của con người lên sự tồn tại tự nhiên ấy vì lợi ích của chính con người trên trái đất: vì sự sinh tồn của họ. Thế nhưng, đã thành thói quen cả hai cách hiểu ấy từ lâu nhập chung từ ngữ phong thuỷ nên hiểu nó theo cách nào trong hai cách trên đều được. Ở nghĩa thứ nhất, người Việt ta còn hay dùng từ sơn thuỷ trong “sơn thuỷ hữu tình” và từ đó cũng đã sáng tác ra huyền thoại “sơn tinh, thuỷ tinh” và mọi người đều biết tới ý nghĩa của thông điệp nó truyền đi. Hơn thế, “sơn thuỷ” còn là “núi, non” và “nước”. Hai yếu tố chính tạo nên địa dạng, cho nên từ đó chúng ta có một từ ngữ hoàn toàn Việt Nam và có hồn để chỉ khái niệm “tổ quốc”” non nước, nước non, non sông, đất nước, đề từ đó nhà thơ Tản Đà làm nên tuyệt tác “thề non nước”.

Tên gọi cổ nhất của phong thuỷ là “Kham dư”, có nghĩa là trời, đất (Kham là trời, Dư là đất). Hứa Thuận nói “Kham là thiên đạo (đạo trời). Dư là địa đạo (đạo đất). Kham còn có nghĩa là khám xét, xem xét. Dư có nghĩa là địa hình, vì thế kham dư là xem xét địa mạo, điều tra đất đai.

Phong thuỷ còn có tên là “thanh nang”, do nhà tướng thuật ngày xưa hay mang túi đựng tư liệu màu xanh, cho nên sau này người ta mượn từ ngữ ấy để chì nhà tướng thuật, và sách nói về thuật xem tướng địa gọi là thanh nang kinh. Một tên gọi khác của phong thuỷ là “Thanh ô thuật” và “Thanh điểu thuật”nữa.

Tuy nhiên tên gọi sát nhất của thuật Phong thuỷ là tướng trạch hay tướng địa. Tướng là diện mạo, hình dáng bên ngoài, và sau này ta sẽ biết là phong thuỷ sẽ cóp hai phái là hình phái và lý phái. Và phái hình dựa vào xem xét tướng địa, trạch là thổ cư, nơi ở cho cả người sống (dương trạch) lẫn nơi ở cho người chết (âm trạch) và từ đó ta thấy rằng mục tiêu của phong thuỷ là xem xét, lựa chọn đất ở cho người sống lẫn người chết. Do vậy, phong thuỷ còn gọi là bốc trạch (bói đất).

Tướng địa là xem xét hình thể, dáng dấp của đất mà người xưa gọi là địa lý, vì thế các chuyên gia xem phong thuỷ thường được gọi là thầy địa lý (địa lý sư). Từ đó mà thuật phong thuỷ còn có tên là địa lý thuật.

Rất nhiều tư liệu cho thấy rằng phong thuỷ xuất phát trừ hai nguồn chính.

Một là xu hướng vạn vật hữu linh (animism) theo đó con người cổ đại nhìn thấy ở mọi vật thể quanh ta bao giờ cũng có hai phần thể xác và tâm hồn, khi chết đi thì phần thể xác biến thành lạc phách, nhập vào trong đất mà làm quỷ, còn tâm hồn thì biến thành tâm hồn và quy về cõi thiêng.

Từ đó con người sinh ra sùng bái siêu nhiên (trời) và tự nhiên (đất) và linh hồn người đã mất.

Siêu nhiên: Trời, mặt trời, Mặt trăng, các vì tinh tú, linh hồn ông bà, các người có công với cộng đồng.

Tự nhiên: cây cối, đất đá, núi, sông, biển, tất cả các con vật làm thành vật tổ (tô tem) hoặc những con vật to lớn và hung dữ.

Thần: Tất cả những “linh hồn” của các vật thể, giống loài có trong tự nhiên cũng như các hiện tượng thời tiết: đêm, ngày, mây, mưa, sấm, chớp, gió bấc...

- Vậy ta định nghĩa thế nào là phong thuỷ ? Tốt nhất hãy xem người Trung Hoa nói:

- Từ Hải: “Phong thuỷ còn gọi là kham dư. Một loại mê tín ở nước Trung Hoa cũ. Cho rằng hình thế, hướng gió, dòng chảy chung quanh nhà ở hay mồ mả có thể đem tới hoạ phúc cho người ở, người chôn. Nó cũng chỉ ra cách xem nhà ở và phần mộ”

- Từ Nguyên: “Phong thuỷ chỉ địa thế, phương hướng của đất nhả ở hoặc đất phần mộ. Thời xưa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành, dữ, tốt xấu về nhân sự”

- Học viện Dân tộc trung ương Trung Hoa:

Trong vốn kiến thức lâu đời của Trung Hoa có môn học Kham Dư, thông thường gọi là Phong thuỷ. Đó là khoa học về mối quan hệ giữa từ trường trái đất và con người.

- Roskowski (nhà khoa học người New Zealand): Phong thuỷ là một hệ thống đánh giá cảnh phong nhằm tìn địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục địa lý của Trung Hoa cổ đại. Không thể căn cứ vào khái niệm của Phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng đó là mê tín hay khoa học.

- Vương Ngọc Đức : Phong thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ, một dân tục (phong tục dân gian) lưu truyền rộng rãi trong xã hội, một loại học vấn về hoàn cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn. Phong thuỷ có thể chia thành hai phần lớn: âm trạch và dương trạch. Dương trạch là nơi người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chết”

- Encyclopedia Sinica:

Đó là nghệ thuật làm cho nhà ở của người sống và huyệt mộ của người chết hài hoà và hợp tác với các dòng khí vũ trụ (âm và dương)

- Vậy là, không thể đơn giản để coi phong thuỷ là một mê tín, bởi vì văn hoá của người xưa chủ yếu là tín ngưỡng, từ tín ngưỡng mà dần dà con người phát hiện ra mọi thứ, từ khoa học đến nghệ thuật, từ kỹ thuật đến các ứng xử xã hội. Chúng ta không thể chỉ bằng một cái khoác tay để sổ toẹt tất cả. Con đường đi của nhân loại từ mê muội tới văn minh đã trải qua những chằng đường quanh co, khúc khuỷu đầy gian khổ, nhưng rõ ràng mọi tri giác luôn đi từ cảm nhận sang thức nhận và khi mà sự nhận thức thay đổi thì con người lại chuyển hướng ứng xử của mình. Cứ như vậy, con người luôn điều chỉnh ứng xử của mình theo đà tri giác.

Cho nên đối với một lĩnh vực hoạt động có “lịch sử” lâu đời như phong thuỷ thì tốt nhất nên dựa vào những gì đã từng xảy ra trên thực tế để lần mò ra sự hình thành của nó thông qua những khái niệm nằm ở cơ sở của phương thuật ấy. Rồi sau đó là các nguyên lý của sự hình thành đó.

Phong thuỷ có hai trường phái tiếp cận: hình thế và lý khí. Từ rất sớm, người ta đã biết chọn địa hình, địa thế và điều kiện môi trường làm điểm xuất phát xây dựng nên hệ thống học vấn của mình. Phái lý khí xuất phát từ quan hệ của khí, số, lý mong muốn tìm được quy luật và mối liên hệ nào đó giữa người và thiên lý nhằm đạt tới sự thông đạt của khí và lý giữa con người và môi trường, từ đó mà có được môi trường lý tưởng có lợi cho sự sinh tồn của con người. Nhìn chung, xét về chiều sâu của lập luận, phái lý khí cao hơn phái hình thể, vì vậy hệ thống các thao tác của phái lý khí cao hơn phái hình thể. Trước đời Đường, Tống, phái lý, khí chủ yếu lấy thuyết khí của ngũ hành làm hạt nhân, đến thời Tùy Đường thì thuyết ngũ hành tướng trạch” có lẫn vào một số lượng lớn những yếu tố mang màu sắc huyền bí nên gặp nhiều khó khăn. Cho nên, sau Đường, Tống, phái Lí, Khí dùng thuyết âm dương, thuyết bát quái được nói rất nhiều trong Chu Dịch.

Do chính vì phong thuỷ của lý phái quá nhấn mạng mối quan hệ giữa lý và số nên lý luận nó phức tạp, người thường không dễ nắm được, hậu quả do đó có hai, một là trở lên thần bí, huyền ảo và hai là điều đó ảnh hưởng đến sự truyền bá. Còn hình phái nghiêng về hình thế của “Loan đầu” (tức núi non) là những thứ rất thực tế có thể nhìn thấy, có thể sờ mó được, vì vậy được truyền bá rộng rãi trong dân gian)

Thực ra thì ranh giới giửa phái lý khí và phái hình thể không rõ ràng, hai phái trên thực chất đều có những chỗ chung, bởi cả hai phái đầy chú trọng tới “khí” và “sinh khí”. Phái “lý, khí” nhấn mạnh tới phương vị lý khí còn phái hình thế nhấn mạnh tới sinh khí của đất. Phái lý khí cho rằng hình là cái bên ngoài của khí còn khí là cấu thành nội tại của hình. Khí cát, tức là khí tốt thì hình tất phải đẹp, đoan trang, tròn trịa. Khí hung tức là khí xấu thì hình tất phải nghiêng ngả, thô kệch, vạn nát.

Tiếp theo đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu cả hai phương thức tiếp cận địa hình, một là tầm long, tức là tìm rồng thuộc hình phái và hai là lý luận, tức luận bàn về khí thuộc lý phái để cuối cùng đi tới cái đích mà cả hai phái đều nhắm tới là xác định nơi tụ khí tức huyệt hay kết huyệt.

TƯƠNG TỰ HOÁ ẨN DỤ

Hình phái trong phong thuỷ dùng phương thức đồng đẳng hoá (homology) hay tương tự hoá (malogy) để nhận dạng địa hình. Đó là phương thức tri giác chủ yếu giúp người nguyên thuỷ và trong dân gian vẫn còn phổ cập, giống như người ta gọi hai ngôi nhà nằm trên bờ hồ Hoàn Kiếm là nhà “cá mập”, nhà “máy chém”.

Do hình thù của núi non và cả sông suối uốn lượn như rồng cho nên có sơn long và thuỷ long. Nhà phong thuỷ không xem xét tất cả các núi mà chỉ quan sát và nhận dạng những cái nào đảm bảo cho sự liên tục trong truyền dẫn khí, đó chính là rồng, tức long. Và quan sát núi non để tìm rồng được gọi là phương pháp tầm long. Nhà địa lý cùng các phụ tá, quan sát, ghi chép, đánh giá và thể hiện toàn bộ các quan sát ấy lên các trang giấy để qua đó mà xác định các long mạch khả năng chuyển tải khí để từ đó mà xác định ra huyệt vị, tức là nơi tụ khí thích hợp cho việc bố trí dương trạch hoặc âm trạch.

Đối với các nhà phong thuỷ, bố trí dương trạch hay âm trạch có nghĩa là mối ghép mới mang năng lượng vũ trụ mà họ gọi là khí. Qua đó mà tuân thủ theo sự vận động của vũ trụ. Trong địa lý đó là các đường cong hình sin của các dãy núi, chúng minh chứng cho sự lan toả của năng lượng ấy, còn các đỉnh núi được xem như là những con rồng. Ngày xưa, Trung Quốc xem mình đứng ở giữa, ở trung tâm trái đất nên học coi núi Côn Lôn Sơn ở vùng biên cương Tây Bắc Trung Quốc là Thái Tổ sơn của họ, và từ đó có 3 mạch lớn tạo thành ba con rồng chính (Bắc Long, Trung Long và Nam Long) cách nhau bởi hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử (xin mở ngoặc để nói rằng mỗi nước đều có Thái tổ sơn của mình, nước ta là núi Tản Viên, với tên dân dã là núi Ba Vì, cho nên “tầm long” là tìm cả một phả hệ núi từ Thái tổ sơn, qua tổ sơn, thiếu tổ sơn, chủ sơn (hay là phụ mẫu sơn) cho đến huyệt vị. Phả hệ sơn mạch ấy nhắc ta nhớ đến phả hệ gia tộc. Ẩn dụ đó nói lên tính chất được dọi là hướng nhân (anthropocentric) và hướng tộc (ethnocentric) của long mạch.

Địa điểm lý tưởng cho lâu đài, thành quách lại còn có điều kiện cần đáp ứng. Từ tổ sơn phải có hai núi tách ra làm thành ngoại thanh long và ngoại bạch hổ. Còn phụ mẫu sơn (hay chủ sơn cũng phải có hai nhánh tách ra làm thành nội thanh long và nội bạch hổ. Phía trước minh đường phải có án sơn và triều sơn. Mô hình lý tường này thực ra là sự phản chiếu của bộ mặt bầu trời bao gồm 28 chòm sao nhị thập bát tú với bốn vùng trời tương ứng với bối phương vị Đông Tây Bắc Nam, mỗi vùng có 7 chòm sao tạo thành các con vật huyền thoại tương ứng là rồng xanh (thanh long), cọp trắng (bạch hổ), rùa đen (huyền vũ) và chim đỏ (chu điểu). Mà đó chính là tứ tượng :Thái dương, thái âm, thiếu dương, thiếu âm.


KHÍ, NƠI TỤ KHÍ KHÍ HUYỆT VÀ HÌNH TƯỢNG NÕN NƯỜNG

Chúng tôi cho rằng không có thuyết âm dương thì không thể sản sinh ra phong thuỷ và địa lý. Từ thuyết âm dương, chúng ta có thể đi ngược về nguồn đến với Kinh dịch. Bản thân kinh dịch chưa đề cập đến những khái niệm âm và dương nhưng đã đưa ra hai ký hiệu, hai “hào” -- (âm) và – (dương) để chỉ hai phạm trù bất kỳ đối lập nhau, được gọi là âm hào và dương hào. Kinh dịch cho rằng âm dương là nguồn gốc chung nhất của trời đất, vạn vật, giới tự nhiên và loài người, tất cả đều là sản phẩm của hai tính âm dương, hai tính nam nữ giao hoà mà sinh ra con cái, hai tính đực- cái của động vật giao hoà mà sinh ra hậu duệ. Từ xa xưa, thuyết âm dương đã biết lấy sự gia giảm của vạn vật để khái quát hoá các thông tin về âm dương, lấy đó làm phạm trù để giải thích các thuộc tính cơ bản của vạn vật trong trời đất, và tất nhiên có tác dụng hướng dẫn về phương pháp luận đối với nhận thức có liên quan tới phong thuỷ.

Sách “Hoàng đế Trạch kinh” viết “Âm giả, sinh hoá vật tình chi mẫu, dương giả, sinh hoá vật tình chi phụ dã, tác thiên địa chi tổ” (âm là mẹ của mọi vật, dương là cha của mọi vật, là tổ tiên của trời đất, là sự tôn kính với sự sinh nở). Sách “Ngũ tinh tróc mạch chính biến tinh đồ” lại viết: “Thái cực ký định, cứ hựu phân kỳ âm dương. Vận gian áo hãm giả vị âm dương, nơi lõm xuống là âm huyệt, nơi lồi lên là dương huyệt” (Thái cực đã định, thứ đến chia thành âm dương, nơi lõm xuống là âm huyệt, nơi lồi lên là dương huyệt). Sách “Thiên bảo kinh” lấy âm dương để luận bàn về phương pháp an táng cho rằng: “bất thức âm dương, mạc loạn mai táng” (không hiểu âm dương thì đừng có chôn cất lung tung).

Thời Xuân Thu ở Trung Quốc phát sinh thuyết “Lục khí-ngũ hành” là mệnh đề chủ đạo, là “Thiên hữu lục khí, giáng sinh ngũ hành” (Trời có 6 khí, giáng xuống đất sinh ra Ngũ hành. Sáu khí đó là : âm, dương, gió, mưa, tối, sáng, còn Ngũ hành là kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thuỷ), lửa (hoả), đất (thổ). Quẻ Thái trong Kinh dịch được tượng trưng là : Quẻ trên là khôn là đất, càn là trời, hình tượng của quẻ Thái chính là trời đất giao hoà. Cho nên Lý Đỉnh Tộ dẫn Tuân Sảng viết : “Khôn khí thượng thăng, dĩ thành thiên đạo, còn khí hạ giang dĩ thành địa đạo” (khí đất dâng lên làm nên đạo trời, khí trời giáng xuống làm nên đạo đất). Và khi hai khí giao hoà sẽ sinh ra vạn vật. Vì thế Trang Tử trong “Điền tử phương” đã viết : “âm dương nhị khí tương cảm nhị sinh thành vạn vật “ (hai khí âm dương tương cảm sinh ra vạn vật).

Trong sách “Dịch truyền- thuyết quái truyền” người ta ví trời đất như cha mẹ và cho rằng đất là mẹ: “Càn vi thiên..vi phụ; khôn vi địa..vi mẫu” (Càn là trời...là cha, khôn là đất..là mẹ). Với trích dẫn nói trên, chúng ta hãy quay về hình vẽ số 2. Ở trên chúng ta dừng lại ở “phụ mẫu sơn”. Tiếp theo đó là thai, tức, dựng, dục nghĩa là bố mẹ sau khi giao hoà để trao đổi âm dương khí thì người mang thai (embryo) tiếp đến là thai nghén (gestation), rồi bào thai (foetus) và sau cùng là sinh nở (birth). Cho nên nếu so sánh, quá trình sinh nở của bà mẹ với quá trình tụ khí thì “kết huyệt của núi là thai, có mạch khí là tức, khí tụ là dựng, khi sinh động là dục, giống như người phụ nữ mang thai nghén, thành bào thai rồi sinh nở. Nơi sinh nở chính là huyệt.

“Huyệt tụ ở trên như đầu của hài nhi, hài nhi mới sinh, thông môn chưa đầy, hơi có hình oa (tổ) tức huyệt ở đỉnh núi; huyệt tập trung ở giữa như rốn của người, hai tay là long hổ, huyệt tậm trung ở dưới như âm nang của người, hai chânlà long hổ”. Theo “tuyết tâm phú chính giải” của Mạnh Hạo đời Thanh có tới bốn loại huyệt phong thuỷ: Oa huyệt, Nhũ huyệt, Kiềm huyệt, Đột huyệt. Thế nhưng “huyệt” cũng còn là nơi chôn cất nữa. Ở hình 8 chúng tôi trích dẫn ra hai hình vẽ của huyệt vị sơn thể và hình 9 là hai mộ hình của trinh nữ và của mẫu tính mà người Nhật đã làm. Và, dù là sinh huyệt hay tử huyệt, tất cả đều giống huyệt đạo. Ở phụ nữ, ở người Mẹ. Đó là một biểu tượng linh thiêng bởi đó là nơi mỗi người trong chúng ta đều bước ra chào đời từ đây, và bất cứ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ trở về nơi ấy, đó là Đất Mẹ. Lưu Bá Lâm gọi biểu tượng ấy là nữ âm, nhà điêu khắc Lê Công Thành gọi là bống, còn chúng tôi muốn gọi biểu tượng ấy là nỗ nường theo cách gọi của người dân tỉnh Phú Thọ, cái nôi của dân tộc Việt thường gọi vì ở đó có tín ngưỡng thờ nõn nường.

Trong vũ trụ bí ẩn, trái đất là cội nguồn. Nó là nguồn gốc của sự sống, nơi từ đó con người bước ra, và cũng giống như hàng triệu sinh linh khác, con người luôn giữ mối quan hệ và nghĩa vụ làm con...Vì trái đất là mẹ của tất cả sự sống nên một sợi dây thân thuộc kết nối con người với tất cả những gì ở quanh ta, với cây cỏ, với thú nuôi, với đất đá nữa. Núi non, rừng rú, thung lũng không chỉ đơn giản là quang cảnh, ngoại cảnh. CHÚNG ĐỀU LÀ NGƯỜI CẢ...Chúng ta đang gìn giữ sự sinh tồn của con người...Cái chết rồi sẽ đưa con người trở lại với nhà mình, về trong lòng mẹ và cứ như thế cho mỗi thế hệ. Cho nên, theo một quan niệm mang tính trải nghiệm hơn là khái niệm, thì quan hệ với mẹ đất không chỉ là của quá vãng uyên nguyên mà là quan hệ luôn mang tính thời sự của religio, của tín ngưỡng, của sự tôn kính đối với cía thiêng mà sự thờ cúng buộc chúng ta pải tiến hành hằng ngày.

Phong thuỷ chính là thứ địa lý của trải nghiệm và của tín ngưỡng đối với Mẹ Đất và Đất Mẹ. Và Lê Công Thành đã ứng xử đúng như vậy

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHONG THỦY ỨNG DỤNG

Phòng Ứng dụng Phong Thủy Kinh Dịch vào cuộc sống

Hotline: 0705.386.386
Các bài viết khác:
TIN TỨC NNG

MobiFone được cấp thêm thuê bao 10 số 0901xxxxxx, 0931xxxxxx
TTCN – Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT đã đồng ý cấp thêm dải số 1 cho 2 đầu số 090 và 093 cho MobiFone. Như vậy, MobiFone sẽ có thêm 2 triệu số 10 số là 0901 và 0931. Chi tiết

Bài viết nhiều người đọc
Hỗ Trợ Trực Tuyến
HÀ NỘI
0982.850.850
TP.HCM
0705.386.386
Tư vấn Phong Thủy
0368.570.570
TÌM KIẾM nâng cao
 SIM PHONG THỦY CHỌN LỌC
---o0o----
Lộc phát tài vĩnh cửu
0982.850.850 
Vĩnh cửu
Lộc Phát Tài
Giá 26,8tr

............
GIẢM GIÁ TRONG NGÀY

0705.386.386 | 22 tr

07768 76888 | 5.5 tr

0787 356 888 | 6,6 tr


---o0o----
CHỌN LỌC SIM HỢP TUỔI
Sim Phong Thủy giá Rẻ
đã được phân tích kỹ lưỡng
rất tốt cho người sử dụng.
Giá chỉ áp dụng cho dịp KM
----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0789.190.999  | 8.600.000
Giá áp dụng đến hết 16h hôm nay
Sim hợp tuổi
Xem Phong Thủy: 10/10

----o0o----
Sim Số Đẹp Viettel
0915.139.083  | 1,2tr
Sim hợp Mạng KIM


----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0368.570.570  | 6,8tr 
Sim hợp Mạng Thủy

----o0o----

---------------
Sảnh rồng Mobi
0705.566.568 | 1.05 triệu
Sim hợp Tuổi

Mobifone
KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT 10/5

0787.356.888 ->5,3tr
07768.7.6888 ->5,6tr
0789.190.999 ->8,6tr
0705.566.568 ->1,05tr
0706.55.68.79 ->770k

-------------------
Quý khách muốn Sở hữu
Sim Số Đẹp hợp Mệnh?
hãy Nhắn tin theo cú pháp
Họ tên, ngày, tháng năm sinh (DL), giới tính
Gửi tới: 0927.785.785
----------
CÁC LOẠI SIM 10 SỐ ĐẸP
Sim Số Đẹp đuôi: 6688
Số Đẹp đuôi: 6868
Sim Số đuôi 1368
Số đẹp 6886
Sim đẹp đuôi 8668
Sim số đuôi 6668
Số Sim đuôi 8886
Sim số đẹp 8866
Sim Thần Tài 7979
Số Thần Tài 7799
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

Tổng số sim: 283.955 sim

Đang online: 12 khách

Hôm nay :2070 Lượt truy cập

Tổng truy cập:12,118,964


TRUNG TÂM SIM PHONG THỦY VIỆT NAM

Địa chỉ giao dịch
- 630/68 Đường Láng, Phường Láng Hạ, Hà Nội
- Chung cư Quân Đội (K26) 468 Phan Văn Trị , P.7, QGò Vấp, Tp.HCM
- Email: simhoptuoi@gmail.com
Điện thoại liên hệ:

Hà Nội 0982.850.850
TP. HCM0368.570.570

Kiến thức Phong Thủy trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Khi áp dụng cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Chuyên gia.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào do tự ý áp dụng theo các thông tin trên một cách bừa bãi.