Chọn sim đẹp theo đầu số di động


Phong thủy luận

Âm Dương, Ngũ hành và bản chất của Sim Số Phong Thủy
DỊCH KINH
Phỏng theo Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu thì KINH DỊCH được làm ra do bốn ngài Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, và Khổng Tử. Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ (đơn), và mỗi quẻ chồng thêm một (quẻ), tám lần thành ra 64 quẻ (kép); Ngài Văn Vương làm soán từ vào dưới 64 quẻ; đến con Ngài là Thánh Chu Công, lại làm Hào-từ đặt vào dưới 384 hào; Đức Khổng Tử lại thể-ý tùy thời của ba Thánh trước mà làm thêm bản Thập Dực. Dực nghĩa là cánh của con chim, vì Khổng Tử cho rằng sách của ba vị Thánh trước đã đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm lông cánh nữa là hoàn toàn.
Nếu ai đã từng học qua Dịch đều biết rằng mấy ngàn năm qua, đã có không biết bao nhiêu học giả tranh luận sinh tử về việc ai sáng lập ra Dịch Kinh. Vô hình chung, hình như, họ đã đặt trọng tâm sai chỗ! Trên thực tế, ai làm ra cũng chẳng quan trọng lắm, mà chúng ta học được gì nơi Dịch Kinh mới thật sự là quan trọng!

A. Dịch là gì?

- Dịch là Bất Dịch, Giao Dịch, và Biến Dịch.
Bất Dịch có nghĩa là không thay đổi. Ví như ta là người con trai (Dương) hay con gái (Âm) Việt Nam thì dù ta có thay tên Mỹ, đổi họ Mỹ, và đang ở Mỹ cũng vẫn là người con trai (Dương) hoặc con gái (Âm) Việt Nam (cái gốc).
Giao Dịch là hòa hợp, trao đổi cho nhau. Bất Dịch là nguyên thể (Thể); Giao Dịch là ứng dụng (Dụng). Ví như ta là người Việt Nam ở Mỹ và lấy một cô đầm (Âm) hay một anh Mỹ (Dương) rồi đẻ con, đó là Giao Dịch.
Biến Dịch là biến hóa, thay đổi. Cũng như ta là người Việt Nam (Bất Dịch) lấy vợ (Giao Dịch) Mỹ thì hiển nhiên con ta sanh ra (Biến Dịch) phải là Việt Nam lai Mỹ. Không thể nào là người Việt chánh gốc được. Đó là Biến Dịch.
Ví dụ: nguyên thủy của một người con trai (Dương) hoặc một người con gái (Âm) là bất-dịch. Nhưng khi giao-dịch sinh ra trai hay gái, ấy là do giao-dịch mà thành biến-dịch. Khi đã biến-dịch rồi thì bản thể nguyên thủy của trai vẫn là trai và gái vẫn là gái. Đó là do biến-dịch mà hoàn lại bất-dịch vậy.
Cái lý mầu nhiệm của Dịch là tùy thời, tùy lúc, và tùy phương tiện mà hòa hợp, sử dụng nên người nào câu nệ ở từ-ngữ, ý niệm, tư tưởng hoặc thí dụ, mà trụ chấp vào đó thì không thể nào hiểu sâu xa được. Đó chỉ là những phương tiện, “ví như chiếc thuyền đưa ta qua bên kia sông, khi lên bờ rồi không thể mang chiếc thuyền ấy theo được” (Kinh Kim Cang). Hoặc “nhân ngón tay mà nhìn mặt trăng vậy, đừng nhìn ngón tay mà quên mất cái ánh sáng huyền diệu của ánh trăng” (Kinh Viên Giác).

B. Muốn học Dịch thì phải biết chữ Thời.

Bởi thế, Thầy Thiệu Khang Tiết mới nói rằng: “Chu-Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết Thì”. Toàn bộ Dịch chỉ một chữ Thì mà bao trùm được hết! Lúc cần phải dừng lại thì dừng lại, lúc cần phải hành động thì hành động; động tịnh mà đúng lúc đúng thời là “kỳ đạo quang minh”. Chính bởi vì thời có biến-dịch, nên Dịch lý mới biến-dịch.
Như ta thấy thời gian trong vũ trụ từ một giờ đến một ngày, một tháng, một năm, hay một đời người, thay đổi biến hóa không ngừng. Hết ngày tới đêm, hết đêm tới ngày cứ luân chuyển từng giờ, từng ngày, từng tháng, tạo thành Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hết năm này qua năm khác, bốn mùa cứ biến-dịch rồi hoàn lại bất dịch. Vậy nên đêm thì ngủ, ngày thì thức và làm việc; mùa Hạ thì dùng máy lạnh, mùa Đông thì dùng máy sưởi. Đây chỉ là những điển hình của lẽ tự nhiên, nhưng nếu suy rộng ra ta có thể nhân đó mà tu thân, sửa mình, tề gia, hoặc giáo dục con cái một cách hữu hiệu hơn. Dù là thiên nhiên vẫn nằm trong Dịch lý “sự cùng tắc biến”, nghĩa là hết ngày phải tới đêm và hết đêm phải tới ngày. Ngày và đêm là hai thời gian và không gian trái nghịch nhau (một Âm, một Dương), tuy hai mà một không thể tách rời nhau, tức là không thể nào ngày hoài mà chẳng đêm hoặc ngược lại. Đây là điểm tối quan trọng, người nghiên cứu Tử Vi không thể không chú ý.
C. Dịch học là Dịch số:
Trong Dịch học quan trọng nhất là 4 bản Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên, và Hậu Thiên Bát Quái. Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái thì nói về vòng Tiên Thiên thuộc về khí (Thể), tức là nói về đức Càn (trời) lúc còn là bầu không khí (chưa biến dịch). Tất cả vạn vật đều bắt đầu do trời. Còn Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái thì nói về vòng Hậu Thiên thuộc về hình (Dụng), tức là nói về đức Khôn (đất). Tất cả vạn vật đều sinh sôi nẩy nở từ đó. Ấy là lúc nhân lọai và vạn vật đã thành hình.


I. HÀ ĐỒ

Hà Đồ có khác gì là một bức hình với tổng số 55 khoen đen, trắng. Ấy vậy mà các bậc Thánh nhân có thể bày thành số Cơ, Ngẫu, Âm, Dương. Cơ là số lẻ (1,3,5,7,9), thuộc về Dương số (khoen trắng). Ngẫu là số chẵn (2,4,6,8,10), thuộc về Âm số (khoen đen). Mấu chốt của Dịch chẳng gì khác hơn là Âm-Dương! Hệ Từ Truyện nói rằng: “Dịch có Thái-Cực, Thái Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ-Tượng”. Lưỡng-Nghi là Âm-Dương, mà Tứ-Tượng cũng chỉ là Âm Dương mà thôi.
Nguyên trước khi có trái đất, vũ trụ được bao trùm bởi màn hư không, giữa không gian ấy tức là (Thái-Cực) thiên, mà ta gọi là trời, và ở trong không khí (Thái-Cực) ấy hàm súc hai khí Âm và Dương gọi là nhất-âm, nhất-dương. Hai khí Âm Dương kết hợp với nhau ngưng tụ tạo thành trái đất (địa), mà ta gọi là đất. Khi đã có trời đất rồi thì liền phát sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim (Tứ-Tượng) hay còn gọi là Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu-Âm. Nên đã đọc Dịch thì phải nhớ câu: Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi sinh Tứ-Tượng, Tứ-Tượng sinh Bát-Quái.
Nhìn vào Hà Đồ ta thấy có bốn hướng chính là: Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), còn ở giửa là Trung (Thổ).
1. Nhìn phía trong của Hà Đồ, ta thấy phương Bắc có một khoen trắng (Dương) bị bao bọc bởi sáu khoen đen (Âm) bên ngoài (nhất lục Thủy). Như ngầm báo cho ta biết lúc mà Âm cực thịnh thì đã có Dương ẩn tàng bên trong. (Nên chi người tri thức gặp vận bĩ vẫn không buồn mà biết ẩn nhẩn để chờ thời)!
2. Cổ nhân cho rằng: nguyên lúc đầu trong trời đất có chất Thủy trước nhất, nên lấy số (1) làm số thiên sinh Thủy và số (6) thành thủy. Sau khi có Thủy rồi, đồng thời bao nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đều phát hiện. Nên phương Nam có hai khoen đen (Âm) bị bao bọc bởi bảy khoen trắng (Dương) bên ngoài (nhị thất Hỏa), như ngầm báo khi Dương cực thịnh thì Âm đã ẩn tàng bên trong. (Chính vì vậy, mà người tri thức lo phòng họa đang khi cực thịnh; còn người ngu si thì lại mừng, quên lo khi cực thịnh).
3. Đã có Thủy và Hỏa thì đồng thời Mộc là cây cỏ cũng sinh sôi nảy nở, nên phía Đông có ba khoen trắng bị bao bọc bởi tám khoen đen bên ngoài (tam bát Mộc). Cho thấy khí Dương đang lấn áp khí Âm (thuộc về mặt trời ban mai, mọc hướng Đông). Dương ở bên trong làm chủ, nên tinh thần làm chủ vật chất!
4. Đồng lúc ấy, bao nhiêu khoáng chất ở trong địa cầu cũng nảy nở ra nên phía Tây có bốn khoen đen bị bao bọc bởi chín khoen trắng bên ngoài (tứ cửu kim). Cho ta thấy khí Âm đang lấn áp khí Dương (thuộc về hoàng hôn, sụp tối, mặt trời lặng nhường lại cho mặt trăng)1. Âm ở bên trong làm chủ, nên vật chất làm chủ tinh thần!
5. Như trên đã nói: số 1,3,5,7,9 là số Cơ, thuộc về Dương gọi là Thiên-số. Số 2,4,6,8 là số Ngẫu, thuộc về Âm gọi là Địa-số. Ở trung tâm Hà Đồ ta thấy có số 5 (năm khoen trắng là thiên số Ngũ) Dương. Ở phía Nam có năm khoen đen (Âm), ở phía Bắc có năm khoen đen (Âm), nếu ta cộng 2 số phương Nam và phương Bắc ấy lại ta có Địa-số 10 (thập). Thiên-số Ngũ (5) sinh Thổ, Địa-số Thập thành Thổ, 2 số ấy hợp lại với nhau mà thành Thổ. Ngũ Thập Thổ sở dĩ đặt ở giữa đồ là vì, hai số ấy là trung tâm điểm của công dụng Tạo-hóa. Như ta thấy tất cả Thủy, Hỏa, Mộc, Kim gì cũng đều từ đất mà phát sinh. Vậy nên số 5 (Thổ) phải được phối hợp với bốn số 1,2,3,4 mới thành được Thủy, Hỏa, Mộc, Kim.
Thí Dụ: số 1 là số sinh Thủy, cộng với 5 (Thổ) thành 6, nên 6 là số thành Thủy.
Thế nên mới nói:
Số 1 sinh Thủy, số 6 thành Thủy
Số 2 sinh Hỏa, số 7 thành Hỏa
Số 3 sinh Mộc, số 8 thành Mộc
Số 4 sinh Kim, số 9 thành Kim
Số 5 sinh Thổ, số 10 thành Thổ
Từ đó chúng ta cũng biết được số 1,2,3,4,5 là số Sinh, còn số 6,7,8,9 và 10 là số Thành. Số 1,3,5 là số Dương sinh, và 2, 4 là số Âm Sinh; còn số 6,8,10 là số Âm Thành, và 7, 9 là số Dương thành. Để kiểm định lại, ta thấy hễ số Sinh là Dương thì số Thành là Âm, mà số sinh là Âm thì số thành phải là Dương. Suy ra, ta có một nhóm số từ một đến mười (Thái Cực). Rồi chia làm hai ra (Lưỡng Nghi) thành nhóm số Sinh và nhóm số Thành, và lại chia làm bốn ra (Tứ Tượng) thành số Dương Sinh, Âm Sinh, Dương Thành, và Âm Thành. Tựu trung vẫn là thuyết Âm Dương! Như nhóm Thái Cực từ 1 đến 10 chỉ là sự tập hợp của những số Âm và số Dương, rồi đến Lưỡng Nghi cũng là Âm với Dương, và Tứ Tượng cũng vẫn là Âm với Dương mà thôi (1).

____________________
1. “Chu Dịch Tập Giải” giải thích về các con số như sau: “Trời cao bắt đầu từ ba (3) trở đi đếm tiếp 5,7,9, không lấy 1. Đất rộng bắt đầu từ hai (2) nhưng đếm ngược lại từ 10, 8, 6, không lấy 4”, chính vì vậy mà Hào Dương thì gọi là Hào Cửu, và Hào Âm thì gọi là Hào Lục.
Tóm lại, nguyên lý của tạo hóa, vạn vật hóa sinh, đều do Âm-Dương hòa hợp mà ra. Âm-Dương được gọi là hai cực, hai khí, hoặc hai trạng thái, ...v.v., trái nghịch nhau nhưng hỗ tương cho nhau để sinh tồn.
Như chúng ta biết, mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây. Phương Đông Dương thịnh (nên trọng nam khinh nữ), bởi vậy không gian thường sáng. Phương Tây Âm thịnh (do đó phái nữ được trọng) nên không gian thường tối, chỉ có mặt trăng không đủ sức làm cho không gian sáng sủa, ngoại trừ những đêm trăng rằm (nhưng hễ cái gì hiếm thì quý!). Theo luật bù trừ: mặt trời sáng sủa, tỏa rộng, nhưng nóng cháy; còn mặt trăng thì ít khi tròn nhưng lại trong sáng, mát dịu, và là biểu tượng của thơ văn. Về học vấn thì người phương Tây giỏi về chuyên ngành, người phương Đông thì giỏi về tổng quát.
Dương tượng trưng cho khí (tinh thần), còn Âm tượng trưng cho hình (vật thể). Cũng chính bởi lý đó, mà ta có thể biết được người Đông-phương thì sống thiên về tinh thần (khí-Thể), còn người Tây-phương thì quan trọng vật chất (vật thể hay hình-Dụng). Hiện nay, người Việt ở những nước Tây-Âu có mức ly dị khá cao so với người Việt trong nước, với những lý do thật đơn giản như: chồng không cung cấp đủ tiền bạc, hoặc sinh lý... Những vấn đề nầy sẽ lan truyền sang Việt Nam trong một thời gian không lâu nữa, khi mà đời sống vật chất ở Việt Nam đòi hỏi ngang bằng Tây-Âu. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng những người ham mê vật chất (nhiều lòng tham và dục vọng) thì thân tâm thường lu mờ, thiếu lòng nhân và tâm từ thiện. Họ là những người sống trong bóng đêm! Trong Tử Vi họ là những người ôm vòng: Dục, Suy, Tuyệt, hoặc Đào Hoa-Thiên Không, hay Tham-Vũ.
Vì tượng cho Mộc (cây cỏ) nên Đông phương chủ về nông nghiệp, còn Tây phương tượng là Kim nên chủ về công nghiệp và cơ khí. Như ta thấy người Tây phương (Kim tượng cứng cỏi) quá dũng mãnh nên hay sát phạt. Nên từ chiến tranh bộ-lạc, chiến tranh lập quốc, xâm chiếm lục-địa, và đến Thế-chiến, Tây phương đã đổ không biết bao nhiêu xương máu. Trong khi sau Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm mới thấy Nhật khởi binh khuấy động thế giới trong đệ nhị Thế-Chiến.
Đông tượng trưng cho Mộc nên thể tính (tạng người) mềm mại (thường nhỏ con), còn Tây phương tượng trưng cho Kim nên thể tính cứng cỏi (thường bự con). Tuy nhiên như trên đã nói, phương Đông Dương bên trong, Âm bên ngoài nên bề ngoài thì mềm dẽo nhỏ thó, nhưng bên trong tiềm tàng một tinh thần bất khuất và gan lì. Còn phương Tây thì Âm bên trong Dương bên ngoài nên thấy tướng to lớn bề thế, nhưng bên trong lại rất nhu và yếu mềm (đây cũng là lý do tại sao Tây phương thờ vợ). Hơn nữa, chính cái khí nóng của (mặt trời) Thái Dương (vì lằn “vĩ” thuộc về không gian mà phương hướng là không gian, nên lấy lằn xích-đạo làm trục chánh), và Châu Á nằm ngay đường xích-đạo nên người châu Á rất nóng tính, thích đánh lộn, hơn cãi nhau. Còn người phương Tây thích cãi nhau, và họ rất nhát so với người Á Đông.
Cũng như phương Nam thuộc quẻ Ly ở giữa rỗng bụng như cái miệng mở, nói nhiều hoạt bát, tính nóng nhưng thường rộng rãi, nặng về vật chất phô trương. Phương Bắc thuộc quẻ Khảm ở giữa đặc ruột như cái miệng khép, nói năng cẩn trọng, tính nguội nhưng thường hiểm, nặng về tinh thần. Phương Nam Dương bao bọc bên ngoài (Thất), Âm bên trong (Nhị) nên tính tình nhu thuận, còn Phương Bắc, Âm bên ngoài (Lục), Dương bên trong (Nhất) nên tính bạo động. Đây là lý do tại sao toàn thế giới không một nước nào miền Nam đi xâm chiếm miền Bắc (khi phân tranh), mà toàn miền Bắc xâm chiếm miền Nam thôi.
Cổ nhân Chỉ dùng Hà Đồ và Lạc Thư mà trên thông Thiên Văn, dưới đạt Địa Lý, ngồi ở nhà mà vẫn biết hết chuyện thiên hạ. Thật là tài tình!

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHONG THỦY ỨNG DỤNG

Phòng Ứng dụng Phong Thủy Kinh Dịch vào cuộc sống

Hotline: 0705.386.386
Các bài viết khác:
TIN TỨC NNG

MobiFone được cấp thêm thuê bao 10 số 0901xxxxxx, 0931xxxxxx
TTCN – Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT đã đồng ý cấp thêm dải số 1 cho 2 đầu số 090 và 093 cho MobiFone. Như vậy, MobiFone sẽ có thêm 2 triệu số 10 số là 0901 và 0931. Chi tiết

Bài viết nhiều người đọc
Hỗ Trợ Trực Tuyến
HÀ NỘI
0982.850.850
TP.HCM
0705.386.386
Tư vấn Phong Thủy
0368.570.570
TÌM KIẾM nâng cao
 SIM PHONG THỦY CHỌN LỌC
---o0o----
Lộc phát tài vĩnh cửu
0982.850.850 
Vĩnh cửu
Lộc Phát Tài
Giá 26,8tr

............
GIẢM GIÁ TRONG NGÀY

0705.386.386 | 22 tr

07768 76888 | 5.5 tr

0787 356 888 | 6,6 tr


---o0o----
CHỌN LỌC SIM HỢP TUỔI
Sim Phong Thủy giá Rẻ
đã được phân tích kỹ lưỡng
rất tốt cho người sử dụng.
Giá chỉ áp dụng cho dịp KM
----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0789.190.999  | 8.600.000
Giá áp dụng đến hết 16h hôm nay
Sim hợp tuổi
Xem Phong Thủy: 10/10

----o0o----
Sim Số Đẹp Viettel
0915.139.083  | 1,2tr
Sim hợp Mạng KIM


----o0o----

Sim Số Đẹp Viettel
0368.570.570  | 6,8tr 
Sim hợp Mạng Thủy

----o0o----

---------------
Sảnh rồng Mobi
0705.566.568 | 1.05 triệu
Sim hợp Tuổi

Mobifone
KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT 10/5

0787.356.888 ->5,3tr
07768.7.6888 ->5,6tr
0789.190.999 ->8,6tr
0705.566.568 ->1,05tr
0706.55.68.79 ->770k

-------------------
Quý khách muốn Sở hữu
Sim Số Đẹp hợp Mệnh?
hãy Nhắn tin theo cú pháp
Họ tên, ngày, tháng năm sinh (DL), giới tính
Gửi tới: 0927.785.785
----------
CÁC LOẠI SIM 10 SỐ ĐẸP
Sim Số Đẹp đuôi: 6688
Số Đẹp đuôi: 6868
Sim Số đuôi 1368
Số đẹp 6886
Sim đẹp đuôi 8668
Sim số đuôi 6668
Số Sim đuôi 8886
Sim số đẹp 8866
Sim Thần Tài 7979
Số Thần Tài 7799
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

Tổng số sim: 283.955 sim

Đang online: 15 khách

Hôm nay :1947 Lượt truy cập

Tổng truy cập:12,090,831


TRUNG TÂM SIM PHONG THỦY VIỆT NAM

Địa chỉ giao dịch
- 630/68 Đường Láng, Phường Láng Hạ, Hà Nội
- Chung cư Quân Đội (K26) 468 Phan Văn Trị , P.7, QGò Vấp, Tp.HCM
- Email: simhoptuoi@gmail.com
Điện thoại liên hệ:

Hà Nội 0982.850.850
TP. HCM0368.570.570

Kiến thức Phong Thủy trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Khi áp dụng cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Chuyên gia.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào do tự ý áp dụng theo các thông tin trên một cách bừa bãi.